» » » Hướng dẫn dọn vệ sinh nhà cửa phòng ngừa sốt xuất huyết

Hướng dẫn dọn vệ sinh nhà cửa phòng ngừa sốt xuất huyết

Cập nhật 16-10-2023 | 2711 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Thời điểm bệnh sốt xuất huyết gia tăng chủ yếu là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11. Chính vì vậy vào thời điểm này người dân hãy chủ động trong công tác vệ sinh nhà cửa phòng ngừa để bệnh không phát triển thành dịch và gây nguy hiểm trong cộng động.

Nhiều yếu tố tăng nguy cơ sốt xuất huyết

Có thể nói, trong những năm gầm đây, xu hướng mắc bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Bệnh này đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đông Nam Á…

Tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp, trong đó có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, số mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng.

Hướng dẫn dọn vệ sinh nhà cửa phòng ngừa sốt xuất huyết

Hướng dẫn dọn vệ sinh nhà cửa phòng ngừa sốt xuất huyết

Đặc biệt, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên.

Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn nguy hiểm là khoảng thời gian 3-7 ngày sau khi bị sốt. Nếu không được xử trí thích hợp, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như tràn dịch màng phổi, màng bụng; phù nề mi mắt; gan to và đau…
Giai đoạn hồi phục là khoảng 1-2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, người bệnh hết sốt, dần dần lấy lại sức lực, có cảm giác thèm ăn và đỡ mệt hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị bệnh khi thay đổi thời tiết.

Sốt xuất huyết là bệnh lây lan chủ yếu qua mỗi đốt. Muỗi đốt người bệnh sau đó chuyển sang đốt người lành đồng nghĩa sẽ làm cho người lành lây bệnh. Vậy tại sao bệnh lại bùng phát mạnh vào mùa mưa?

Thời tiết mùa mưa với những cơn mưa rào nhanh, bất chợt sẽ khiến cho không khí vô cùng khó chịu. Công với sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm sẽ khiến cho không ít người có sức khỏe yếu không thích ứng kịp nên dễ bị ốm, hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm. Điều này xảy ra phổ biến ở người già và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, không khí ẩm ướt, nhiều ao vũng tù đọng sau mưa… là một trong những điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản mạnh. Số lượng muỗi gia tăng thì nguy cơ chúng ta bị muỗi đốt cũng cao hơn.

Đặc biệt, khi sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể sẽ không thể chống lại mầm bệnh do muỗi truyền sang sau khi đốt nên nhanh chóng bị sốt xuất huyết.

Năm 2016, tại nhiều khu vực ở nước ta phải chịu hậu quả nặng nề của hiện tượng El nino.

Với nhiệt độ trung bình tăng cao dễ dẫn đến hạn hán diện rộng, người dân phải tích trữ nhiều nước vào các dụng cụ để sử dụng dần. Việc tích trữ nước như vậy vô tình cũng tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và gây bệnh.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt của chính người dân như không bỏ màn khi ngủ, không dọn vệ sinh nhà cửa, ngoài ngõ, để rác bừa bãi, để nhiều xô chậu, thùng chứa nước trong nhà… dẫn đến nhiều muỗi đẻ trứng thành bọ gậy, loăng quăng phát triển thành muỗi, gây bệnh cho chính chủ nhà và từ đó lại lây lan cho người khác.

Tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, người dân có trình độ dân trí chưa cao, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nên không thể ngăn cản sự lan rộng của các ca nhiễm, phòng chống dịch.

Lưu ý cần biết để tránh biến gia đình thành ổ dịch và ngăn ngừa bệnh trong cộng đồng
Phòng ngừa sốt xuất huyết là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng, trong đó ngay mỗi người dân đều cần có ý thức bảo vệ mình cũng như gia đình mình. Điều này góp phần giữ cho gia đình mình không thành ổ dịch cũng như ngừa bệnh lan ra ngoài.

Để làm được việc này, hãy ghi nhớ những điều quan trọng sau:

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, không để nước tù đọng: Không chứa nước lâu ngày trong bất kì vật dụng nào, nếu nhất định cần chứa nước thì phải có nắp đậy và không để quá lâu, thay rửa thường xuyên đối với các vật dụng chứa nước đó.
– Thu gom các vật dụng phế thải xung quanh nhà, không vứt các mảnh vỡ, vỏ chai lọ xung quanh nhà: Bất cứ khu vực nào tích tụ rác thải đều có thể thu hút được muỗi và khiến chúng thấy rằng đó là môi trường tốt để sinh sôi. Nếu giữ không gian thoáng đãng, sạch sẽ, muỗi sẽ ít có cơ hội đẻ trứng hơn.
– Mắc màn đi ngủ, mặc áo dài tay để hạn chế bị muỗi đốt: Ở những nơi đã có hoặc nghi ngờ có ca nghi mắc sốt xuất huyết thì việc này càng cần thiết.
– Phun hóa chất diệt muỗi: Việc làm này sẽ tiêu diệt được đáng kể lượng muỗi có nguy cơ gây bệnh đang “ẩn nấp” trong môi trường. Phun hóa chất diệt muỗi cũng ngăn cản muỗi sinh sản nên giảm được phần nào nguy cơ bùng phát bệnh thành dịch.
– Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày để giữ cho cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với vi trùng, virus gây bệnh vì khi chúng đã vào được cơ thể thì sẽ làm cho bạn bị yếu đi, hệ miễn dịch kém sẽ không thể chống lại được mầm bệnh, từ đó nguy cơ lây bệnh càng cao, thậm chí bệnh sẽ trở nặng nhanh hơn.

Hiện nay, việc phòng chống sốt xuất huyết còn gặp khó khăn do bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên sự tham gia tích cực và chủ động của cá nhân, của hộ gia đình là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm:
Like Fanpage:
Thích bài này: